BonsaiArt – Sang tháng tư, người làm và chơi cây cảnh có thể cắt tỉa cành tối đa vì đây là mùa sinh trưởng và phát triển của cây.
Nhưng cắt tỉa như thế nào để sau vài năm hoặc lâu hơn nữa sẽ thành một cây cảnh đẹp, có thể xếp vào hàng các Cây Cảnh Nghệ Thuật.
Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh
Tóm tắt nội Dung
- 1 Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh
- 2 Cách cất phôi cho cây cảnh
- 3 Cắt rễ cây cảnh
- 4 Cắt cành cây cảnh
- 5 Chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa cây cảnh
- 6 Cách cắt tỉa và tạo hình dáng cho cây cảnh
- 7 Nguyên tắc khi cắt tỉa phải tuân theo
- 8 Hưỡng dẫn kỹ thuật tỉa cành cho cây
- 9 Kỹ thuật cắt thân, ngọn
- 10 Kỹ thuật cắt cành
- 11 Cắt tỉa giữ dáng – tu bổ
- 12 Tỉa thưa cho cây cảnh
- 13 Tỉa ngọn cho cây cảnh
Sang tháng tư, người làm và chơi cây cảnh có thể cắt tỉa cành tối đa vì đây là mùa sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng cắt tỉa như thế nào để sau vài năm hoặc lâu hơn nữa sẽ thành một cây cảnh đẹp, có thể xếp vào hàng các Cây Cảnh Nghệ Thuật
Đây là việc làm không dễ dàng, vì nếu ai cũng làm được thì CCNT lại không có giá trị cao như hiện nay.
Muốn vậy, người chơi phải kiên trì, không ngừng tìm tòi, học hỏi, phải am hiểu về thực vật học, làm nhiều, mạnh dạn làm sẽ thành công. Muốn có một cây cảnh, trước hết ta phải có cây phôi.
Cách cất phôi cho cây cảnh
Cây phôi thường dùng là những cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, sống lâu năm, sống mãnh liệt.
Cây phôi lấy từ các nguồn: ươm hạt hoặc chiết cành, hoặc khai thác ngoài tự nhiên. Cả hai loại đều có những ưu điểm của nó.
Tuy nhiên là cây phôi dạng nào thì việc cắt tỉa, uốn nắn vẫn là khâu kỹ thuật quan trọng nhất.
Biến đổi cái tự nhiên vốn có của cây mà vẫn không mất đi cái hợp lý, cái tự nhiên của cây, để sau nhiều lần bỏ công sức, trí tuệ, cây có những nét “kỳ” để rồi có “mỹ”, còn “cổ” thì phải chờ vào thời gian kết hợp với kỹ thuật lão hóa cây.
Khi trồng cây phôi nên trồng vào ang, chậu to, chưa được nhiều chất trồng (đất mùn) để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển nhanh.
Nhiều người làm ngược lại mà trồng cây vào chậu nhỏ rồi khi cây lớn, sang dần vào ang, chậu lớn vì thế cây phát triển chậm.
Tùy cây mà trồng đặt theo các thế khác nhau để khi cây lớn dễ tạo dáng. Khi cắt tỉa, chú ý cắt tỉa để cả rễ và cành, nhánh.
Cắt rễ cây cảnh
Khi cây sung sức là cây có cành lá xum xuê, rễ phụ mọc ra tự nhiên, cành nhiều. Việc để cái nào, cắt cái nào là phải chọn lọc cho đều ở các cành, các phía của thân.
Nếu để nuôi nhiều rễ mọc ra từ cành thì thân sẽ bị teo đi làm cho cành phát triển to nhanh, khiến tương quan giữa cành và thân mất cân đối.
Vì vậy chỉ nên để một ít rễ ở gốc cành rồi bó ốp vào thân để thân chóng to, cũng có thể ghép rễ vào gốc để bệ gốc chóng bự. Ở các cành lớn chỉ để loáng thoáng vài rễ phụ phát ra từ cành làm cho cây sinh động.
Cắt cành cây cảnh
Với cành, ta áp dụng phương pháp cắt chuyển để sau vài lần cắt, cành trở nên khúc khuỷu, uyển chuyển chứ không thẳng đuột.
Muốn cắt cành, phải quan sát kỹ tổng thể các cành của cây để khi cắt xong cành vẫn phân bố đều, hợp lý, cây không bị khuyết trống.
Cũng có thể dùng dây kim loại để uốn và cố định cành song phải tháo gỡ kịp thời khi cành đã lớn, nếu không dây kim loại sẽ làm cho cành có vết hằn sau vài tháng do cây lớn, dây kim loại lặn vào phần vỏ làm mất vè đẹp của cành, nhánh.
Có những cây để khoảng cách giữa phần ngọn và các nhánh quá xa, làm mất vẻ cân đối của cây, ta cắt bỏ phần ngọn, chờ các mầm phát ra ở phần còn lại, mầm nào hợp lý dùng làm ngọn, như vậy, nhìn vào tổng thể của cây cân đối, hài hòa, không chỉ cây cảnh mà cả các loại cây hoa nghệ thuật…
Chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa cây cảnh
Khi cắt tỉa cây cảnh đòi hỏi bạn phải lựa chọn những một số dụng cụ cần thiết để tiến hành cắt tỉa, dạng lưỡi nhỏ như kìm bấm, tỉa những cành mọc sai hoặc cắt cành hoa mang vào sử dụng.
Có dạng lưỡi dài như một con dao để tỉa lá tạo dáng cho bonsai sau đây là một số thiết bi ̣cắt tỉa điển hình
Cưa dùng cho cây cảnh
Cưa sử dụng để cắt thân ngọn có đường kính tương đối lớn hoặc để cắt các cành khô…
Một số loại cưa
Kéo cắt tỉa cây cảnh
Tùy vị trí và mục đích cắt tỉa, chúng ta sử dụng các loại kéo cắt khác nhau:
Kéo cắt tỉa cây 24″-32″ – Thường sử dụng để cắt tỉa tán
Kéo cắt cành – Thường sử dụng để cắt cành, cắt chuyển thân…
Kéo tỉa – Thường sử dụng để cắt tỉa ngọn, tỉa lá, tỉa nhánh, tỉa rễ…
Kìm uốn cây cảnh
Sau khi sử dụng cưa cắt chuyển thân hay cần tạo vết chuyển nhịp uyển chuyển cho cây, chúng ta sử dụng kìm
Cách cắt tỉa và tạo hình dáng cho cây cảnh
Quan sát tổng thể cây, chọn mặt tiền cho cây
Hình dung cấu trúc cành theo hình dáng thân, tiến hành cắt ngắn các cành, tỉa bớt tán lá làm thân lộ ra.
Trước hết xác định nhánh nào cần phải bỏ, chất lượng của Bonsai phụ thuộc vào việc này, dĩ nhiên là thế dáng đã gợi ý cho ta quan sát cây nguyên liệu. Nếu sai lầm, nhầm lẫn trong việc này sẽ làm cây mất giá, biến cây có thế đẹp thành cây tầm thường.
Nguyên tắc khi cắt tỉa phải tuân theo
+ Nhánh to ở dưới, các nhánh nhỏ dần lên trên, nhánh để phải phân bố theo hình xoắn ốc quanh thân, tạo tán lá thành khối chóp.
+ Cắt bỏ những nhánh ở vị trí không đẹp hoặc nhánh vô ích.
+ Hai nhánh mọc đối nhau phải cắt đi một, để cho các nhánh mọc xen nhau.
+ Bỏ các nhánh mọc chằng chịt làm cây rườm rà, nặng nề.
+ Cắt ngắn những cành nhánh lớn, quá dài.
+ Cắt những chồi mọc đứng từ cành để tạo dáng già nua cho cây. Vì cây già, cành cây thường oằn xuống.
+ Không nên chọn các chồi mảnh mai làm đầu của các cành lớn, mất vẻ tự nhiên.
+ Cắt bỏ nhánh đã chết, đã héo trừ trường hợp nếu giữ nhánh đó sẽ tăng thêm vẻ đẹp, vẻ già nua của cây.
+ Vết cắt phải ngọt, chéo và lõm vào thân để mặt cắt mau lành sẹo và tạo thành sẹo trên thân.
Hưỡng dẫn kỹ thuật tỉa cành cho cây
Kỹ thuật cắt thân, ngọn
Viêc̣ cắt tỉa cây cảnh chúng ta nên bắt đầu tư thân chính của cây, nó quyết định Dáng – Thế cây, trước khi cắt cần quan sát tỉ mỉ từ nhiều góc độ khác nhau.
Vì vậy, phải căn cứ vào hình dáng bên ngoài của thân cây cảnh, kết hợp với ý đồ sáng tạo của mình, mà lựa chọn mặt ngắm đẹp nhất.
Cắt chuyển cây phôi thành cây dáng hoành và Cắt chuyển cây phôi thành cây dáng xiên
Từ một cây nguyên liệu, tùy thuộc vào cách nhìn nhận của chúng ta, mà ta có thể tạo thành cây cảnh có dáng thế khác nhau.
Kỹ thuật cắt cành
Cành chính là khung giá đỡ cơ bản của cây cảnh, nó cũng làm phong phú sự biến hóa tạo hình chỉnh thể cây.
Chính vì thế sự phối hợp giữa nó với chạc mẹ bắt buộc phải phù hợp với chỉnh thể để đạt được sự thống nhất hài hòa của toàn cây.
Cành tán thứ nhất thông thường ở vào vị trí 1/3 thân chính, khoảng cách giữa các cành tán bên trên dày hơn khoảng cách cành bên dưới để đạt yêu cầu lùn hóa cây.
Đối với những cành không phù hợp với tạo hình tổng thể như cành đan nhau, mọc vòng, mọc gối, đối xứng và song song phải kịp thời cắt bỏ.
Đối với một số dáng thế cây cụ thể như: “kiểu gió lùa”; cành rũ; cành đối xứng ta nên tận dụng các cành có sẵn không cắt bỏ chúng.
Cắt tỉa giữ dáng – tu bổ
Mục đích của việc cắt tỉa giữ dáng là tu bổ và hoàn thiện dáng thế đã định, đồng thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và góp phần làm cây lùn đi.
Tỉa thưa cho cây cảnh
Trong quá trình sinh trưởng của cây cảnh, từ thân cây mọc ra nhiều cành nhánh không hợp với ý đồ khi tạo thế cây, nó vừa phá vỡ hình tượng tổng thể vừa làm tiêu hao dinh dưỡng của cây và ảnh hưởng tới chiếu sáng và thông gió của cây. Tỉa thưa chính là biện pháp thường xuyên được sử dụng để giải quyết vấn đề này.
Chúng ta tiến hành tỉa thưa chính là muốn kịp thời cắt bỏ những cành thừa, công viêc̣ này được tiến hành suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.
Tỉa ngọn cho cây cảnh
Chính là khi cắt tỉa chạc cây, tiến hành tỉa bớt một phần của chạc cây và giữ phần còn lại theo nhu cầu tạo hinh̀.
Viêc̣ cắt tỉa này giúp lùn hóa dáng cây, đồng thời khiến cành đan xen, nhấp nhô, khúc khủy tăng tính nghệ thuận và sức truyền cảm cho cây cảnh.
Việc cắt tỉa tiến hành khi ngọn cây sinh trưởng tới độ cứng cáp dự định cắt ngắn lại (thông thường giữ lại 2 – 5cm chạc cây), đồng thời giữ lại ít nhất hai chỗ đâm chồi.
Lưu ý: Việc cắt tỉa cây cảnh rất cần sự kiên trì và nghị lực, vì mỗi cành sau khi cắt tỉa, đợi nó cứng cáp tới mức độ yêu cầu cần một thời gian nhất định, đợi tới khi hoàn thiện việc cắt tỉa này có thể là chuyện của vài năm hoặc mười mấy năm sau.
Việc tỉa cành, nhánh tiến hành trước khi cây đâm chồi để tránh tổn thất cành thất cành, yếu thân cây. Những cành to sau khi cắt cần kịp thời dùng nhựa mủ để bịt vết cắt, giảm lượng nước bay hơi và vi khuẩn xâm nhập.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh và chăm sóc chúng mà chúng tôi muốn gửi đến cho các bạn. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị trên những chậu cây cảnh của mình nhé.