BonsaiArt – Lan hồ điệp được nhiều người yêu thích và nhân rộng bởi độ lâu tàn của hoa, để hoa lan ra hoa và tươi được lâu cần chú ý tới những kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Lan hồ điệp là lan như thế nào?
Tóm tắt nội Dung
Lan Hồ Điệp là cây đơn thân, cây thân ngắn, cây đơn tính, cây to, thân dày, mọc san sát nhau.
Cụm hoa mọc ra từ nách lá và thường mọc hướng lên trong bầu, hoa nở thành chùm trên ngọn cành, có 3 lá đài to tròn, hai cánh hở, màu sắc tươi tắn.
Môi hoa cong có hai râu dài nên toàn bộ hoa trông giống như một con bướm sặc sỡ. Hai hàng hoa xếp đều đặn hai bên cành trông giống như đàn bướm bay lượn.
Hoa nở luân phiên từ hoa này sang hoa khác, thời kỳ nở hoa tùy loài và thường nở trong vài tháng. Số lượng hoa trên cành tượng trưng cho sức sống của cây.
Càng nhiều hoa, cây càng có sức sống. Đặc biệt, đặc điểm phân cành của hoa còn phụ thuộc vào từng loại hoa. Ví dụ như Lan Hồ Điệp vàng hay mini thì nhiều nhánh hơn là Lan Hồ Điệp trắng và tím.
Trồng và chăm sóc cây hoa lan hồ điệp trong chậu
Những người trồng lan hồ điệp thường nói đùa: “Chăm sóc lan cũng giống như chăm sóc trẻ sơ sinh”. Điều này không hẳn là sai, nhưng chưa chắc đã đúng. Một số loài lan đòi hỏi một chút chăm sóc và chú ý. Nhưng một số loài chỉ cần biết chăm chỉ thì những cây này sẽ trở nên rất tốt, và ra hoa rất đẹp.
Nhiệt độ, ánh sáng trồng cây lan hồ điệp.
Cây lan hồ điệp khi trưởng thành thì sẽ phân ra 2 chồi, chồi chính và chồi phụ. Chồi chính được gọi là chồi sơ cấp còn chồi phụ gọi là chồi dinh dưỡng sơ cấp, những chồi này phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sẽ rơi vào trạng thái ngủ. Khi cây ở nhiệt độ thấp (18 – 25oC) hoặc trong điều kiện chênh lệch nhiệt độ ngày đêm (8 – 10 o C) sẽ mọc ra chồi hoa.
Lan hồ điệp là loài lan thể hiện sự quý phái, sang trọng và lộng lẫy trong mọi không gian trang trí, hoa lan hồ điệp có thể kéo dài từ 3 đến 4 tháng, thậm chí 6 tháng nếu người trồng biết cách chăm sóc cẩn thận. Sau khi hoa tàn có thể chăm sóc để cho ra hoa đợt sau.
Cây Lan Hồ Điệp cần ánh sáng để cây phát triển tốt. Khi mua lan về trưng bày trong nhà ta nên để lan hồ điệp ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí ở gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo,…
Ánh sáng lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển tốt chính là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Lan Hồ Điệp cần 50-80% độ ẩm để phát triển tốt
Chú ý: Tuyệt đối không được để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp, vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn.
Tưới nước và bón phân
Lượng nước tưới cho lan tùy thuộc vào môi trường. Lượng nước cung cấp cho cây thay đổi theo các mùa khác nhau. Đảm bảo nó vừa vặn để tránh chảo quá khô hoặc bị ngâm trong nước.
Khi làm như vậy, việc ghép Lan hồ điệp vào gỗ sẽ dễ dàng hơn. Thời điểm tốt nhất để bón phân Phalaenopsis là vào mùa hè.
Vào mùa đông, lượng phân bón và tần suất bón phân bị hạn chế. Phân bón cũng là một cách hiệu quả để kích thích hoa lan ra hoa. Do đó, hãy sử dụng chúng một cách hợp lý nhất.
Tạo lỗ thông hơi cho hoa lan
Lan hồ điệp rất cần sự thông thoáng. Đây là một trong những yếu tố giúp loại lan này luôn khỏe mạnh, không bị nấm và thối rễ. Vì vậy, cách trồng Lan hồ điệp trong chậu mà ai cũng truyền nhau đó là tạo sự thông thoáng.
Ngoài ra, điều chỉnh lượng không khí vừa đủ để làm khô lá. Sau khi trồng lan xong, bạn nên đặt chậu hoa ở nơi khô ráo, thoáng mát để có thể hút gió cần thiết cho sự phát triển của cây.
Trồng lan hồ điệp đúng cách
Chậu dùng trồng Lan Hồ điệp cần độ nông để cho rễ phát triển thuận lợi và cho quang hợp. Cây con ta nên dùng chậu 5cm, sau 4 – 6 tháng cây lớn thì chuyển sang chậu 8,3cm, sau 9 – 12 tháng đổi sang chậu 12cm.
Giá thể trồng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định tới tỷ lệ sống cũng như sinh trưởng phát triển của cây.
Giá thể cần tơi xốp, thoáng khí và có khả năng giữ nước và thoát nước tốt như: cốt dừa ,dớn trắng, rễ loài quyết, than bùn, đá chân chu, miếng sứ vụn… Đối với mỗi chất nền khác nhau cần có biện pháp chăm sóc khác nhau đặc biệt là nước.
Các loại lan phù hợp trồng để kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… đây là những loài ra hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục
Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp, đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm.
Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hypoclorit Calci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng.
Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.
Chăm sóc hoa lan hồ điệp khi mới cho vào chậu
Trước khi lấy cây ra khỏi bình cần đặt bình nuôi vào nhà ấm 3 –4 ngày để luyện cây, sau đó lấy cây con ra, dùng nước sạch rửa hết aga và chất nuôi, cần rất cẩn thận để tránh gây tổn thương rễ.
Sau đó dùng nước khử trùng hoặc dung dịch Bicromat Kali 0,05% ngâm 5 phút khử trùng. Sau đó lấy cây ra và chia thành từng loại: hai lá cách nhau hơn 5cm là đặc cấp, từ 3 – 5cm là cấp 1, 2 –3 cm là cấp 2.
Cây con hong khô rồi dùng giá thể bọc rễ lại chỉ để hở gốc và lá. Thông thường cây con đặc cấp trồng thẳng vào chậu 7cm, cây cấp 1 trồng vào chậu 5cm. Cây con cấp 2 trồng vào khay 128 lỗ hoặc vào khay ươm cây con.
Cây con dưới 2 cm có thể loại bỏ hoặc trồng trong khay ươm cây giống.
Trong thời kỳ này cần đảm bảo lượng nước cho cây sinh trưởng tốt vì sức chịu hạn của cây con yếu. Ánh sáng tốt nhất khống chế ở 5.000 – 7.000 lux, sau đó sẽ tăng dần (tối đa 12.000 lux).
Nhiệt độ ở giai đoạn này nhất thiết không được thấp hơn 20oC, tốt nhất là 23oC, đồng thời đảm bảo thông gió tốt. Sau khi trồng một tháng do rễ chưa vươn dài nhiều.
Không nên vội bón phân, cần phải xem xét cụ thể tình hình sinh trưởng, cách 7 – 10 ngày bón một đợt phân loãng tỷ lệ N:P:K = 30:10:10 nồng độ 30 – 40 mg/lít và thêm vào một lượng KH2PO4 và nguyên tố vi lượng để kích thích rễ phát triển và tăng sức chống bệnh cho cây.
Cây con trồng trong chậu 5cm, sau 4 – 6 tháng, khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm, cần tiến hành thay chậu lần thứ 1. Lấy cây con ra, dùng giá thể bọc kín rễ, đặt nhẹ vào chậu nhựa 8,3cm trong suốt đảm bảo thoát nước tốt.
Sau khi sang chậu phun dung dịch nước diệt khuẩn và trong vòng 3 – 5 ngày không được phun nước nhưng cần giữ ẩm. Sau khi sang chậu cách 3 – 10 ngày phun một lần nước và hoà phân vào cùng phun.
Loại phân như trên nhưng nồng độ tăng dần, có thể dùng 40mg/lít, từ giai đoạn này trở đi có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix, hay dung dịch ngâm các loại xác động thực vật với mức 3 – 5ml/lít.
Ánh sáng có thể tăng dần từ 12.000 – 18.000 lux, nhiệt độ từ 20 – 25oC, độ ẩm 70 – 85%
Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp khi thay chậu lần 2
Khi khoảng cách 2 lá tới 18cm thì sang chậu lần 2, cách làm giống như trên và thay sang chậu nhựa trong 12cm. Do cây lớn dần nên nồng độ phần có thể tăng dần tới 50mg/lít và phun kết hợp một số loại phân hữu cơ khác.
Trước khi vào thời kỳ ra hoa 2 – 3 tháng, cần thay bằng phân có hàm lượng lân và kali cao (tỷ lệ N:P:K = 10:30:20), kết hợp phun KH2PO4 để kích thích phân hóa mầm hoa và làm cho cuống hoa to khoẻ. Ở giai đoạn này tăng độ chiếu sáng lên 18.000 – 20.000 lux.
Những sai lầm mắc phải khi trồng hồ điệp
Điều kiện ra hoa của hoa lan hồ điệp
– Với mức độ không gây cháy lá, cường độ chiếu sáng càng mạnh (15.000 – 30.000 lux) thúc đẩy phân hoá hoa và sự ra hoa càng nhiều.
– Với cây non trồng từ nuôi cấy mô trong nhà điều tiết nhiệt độ, ánh sáng phải trải qua 16 – 20 tháng mới đem xử lý ra hoa (với cây con trồng bằng hạt phải sau 24 tháng). Lan Hồ điệp là loại cây hoa lâu năm. Nói chung, tuổi cây càng nhiều thì ra hoa càng nhiều, càng đều, hoa càng to và thời gian ra hoa càng dài.
– Khi cành hoa dài 5cm thì trên đỉnh ngọn xuất hiện một số lá bao. Khi cành hoa mọc dài 6,5cm thì trong lá bao phân hoá ra đài hoa. Khi dài tới 10 – 15cm thì mới hoàn thành phân hoá hoa.
Vì vậy, trong thời gian phân hoá hoa cần duy trì xử lý nhiệt độ thấp (18 – 25oC) hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8 – 10oC. Lan Hồ điệp có hoa tự liên tục (vô hạn), do đó việc xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn.
Nếu nhiệt độ trên 25oC thì không thể phân hoá hoa. Dưới 15oC thì mầm hoa bị rét hại, không ra nụ, ra hoa. Từ khi xử lý lạnh tới khi ra hoa cần 110 – 130 ngày.
Cách phòng và chữa bệnh các loại sâu bệnh gây hại hoa lan hồ điệp
Gây hại cả ở cây con và cây lớn, thường phát sinh vào mùa nóng ẩm (tháng 6 – tháng 8) và ở trong nhà vườn không thoáng gió.
Bệnh thối rễ và rụng lá
Khi bệnh phát sinh nếu không xử lý kịp thời sẽ nhanh chóng truyền đến rễ, thân, làm thối rễ, đổ cây và có thể tác hại huỷ diệt cả cây. Con đường lan truyền chủ yếu là bào tử truyền qua nước tưới. Lá lan cũng có thể bị nhiễm bệnh, xong nguồn bệnh xâm nhập vào cây chủ yếu qua vết thương ở cổ rễ và đoạn gố thân làm cho rễ bị thối, lá rụng.
Phương pháp phòng trừ
+ Làm cho nhà vườn thông gió tốt
+ Giữ không để cho cây bị thương, bị xây sát, nhất là khi thay chậu. Nếu có vết thương phải khử trùng ngay.
+ Khi có bệnh phát sinh phải khống chế nước nghiêm ngặt, không để cho cây bị ướt.
+ Khi cây con bị bệnh cần lập tức nhổ bỏ cả giá thể, đốt bỏ hoặc chôn sâu.
+ Khi cây lớn bị bệnh cần dùng kéo được khử trùng cắt bỏ lá bị bệnh, bôi thuốc vào vết cắt như dung dịch Natri phenol. Nếu bệnh nặng thì huỷ bỏ cả cây.
+ Dùng thuốc: Score 250 EC 5 – 10 ml/10 lít, Đại sinh – 45 dung dịch 500 lần phun 3 – 7 ngày/lần, phun liên tục 3 lần.
Bệnh thán thư (Colletotrichum sp)
Gây hại lá già và lá của cây sinh trưởng kém.
Triệu chứng bệnh là: vết bệnh màu nâu đen, màu xám nhạt, hình trứng hoặc hình không quy cách, có khi là những vòng tròn đồng tâm nhỏ màu nâu đen hoặc màu phấn hồng. Bệnh phát triển nhất ở nhiệt độ 22 – 25oC, vì vậy bệnh phát sinh quanh năm.
+ Kịp thời ngắt bỏ lá già, lá khô, lá bị thối nát, bị rét hại và bị cháy do nóng để loại bỏ nguồn bệnh.
+ Khi cây bị bệnh cần dùng dụng cụ đã được khử trùng cắt bỏ chỗ có bệnh, bôi thuốc sát khuẩn vào vết thương. Nếu bệnh nặng thì loại bỏ cả cây.
+ Phun định kỳ thuốc phòng bệnh: Boocdo 1%, Topsin 5 – 10 ml/10 lít, Đại sinh – 45 dung dịch 500 lần phun 3 – 7 ngày/lần, phun liên tục 3 lần.
Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng)
Bệnh gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ cây bị nhiễm bệnh thối nhũn. Ở cây non thời kỳ đầu rất khó phân biệt với bệnh thối nhũn và bệnh thối đen. Nhưng sau đó không lâu, nơi bị bệnh mọc ra lớp khuẩn tơ trắng như vành khuyên rồi sau chuyển thành hạt khuẩn hạch màu nâu làm cho gốc thân bị mềm ra và cây chết.
+ Không được dùng khay và chất nền cũ chưa qua khử trùng
+ Xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng
+ Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ cây bị bệnh, lá bị bệnh để tiêu huỷ
+ Khi bệnh nhiều, phun thuốc Futanin 50% hoặc thuốc khác
Bệnh muội than
Bệnh phát sinh ở nhà vườn không thông thoáng, thiếu ánh sáng, cây bị rệp, bọ phấn, rệp sáp gây hại dẫn đến sinh bệnh ở mép lá cả mặt trên và mặt dưới, thân củ giả và trên cành hoa phủ một lớp phấn muội tạo than. Tuy chỉ có trên bề mặt không ảnh hưởng trực tiếp đến cây nhưng làm giảm quang hợp và làm xấu lá.
+ Phòng trừ rệp, rệp sáp, bọ phấn
+ Khi xuất hiện bệnh dùng vải ướt lau sạch vết bệnh
+ Chọn giống không có tuyến tiết ra nước ở lá
+ Phun thuốc phòng bệnh: Dithane 80WP 40 – 50g/bình 10 lít, cách 2 tuần phun 1 lần.
Cách nhân giống hồ điệp chuẩn
Ý nghĩa của hoa lan trong dịp lễ hội mùa xuân
Thực ra ý nghĩa của hoa lan không bằng Hoa Đào hay Hoa Mai. Tuy nhiên, Lan Hồ điệp là loài hoa đẹp và sang trọng, thích hợp để trưng trong nhà hoặc sân vườn ngày Tết.
Nếu gia đình nào chưng một chậu lan Hồ Điệp trong ngày Tết sẽ thể hiện sự sang trọng của ngôi nhà. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mang lại may mắn, tài lộc và phú quý cho gia chủ.
Hiện nay, lan Hồ Điệp cũng có rất nhiều màu nên gia chủ có thể lựa chọn màu Lan hồ điệp phù hợp với mệnh của mình để trưng trong nhà vào dịp Tết 2021 này.
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về hoa lan hồ điệp. Người biết thưởng hoa lan là những người tinh tế, có tâm hồn nghệ thuật, yêu cái đẹp. Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về những loài lan khác, bạn hãy theo dõi trang web của chúng tôi thường xuyên nhé.